Chùa Bà Đanh, Hà Nam

Chùa Bà Đanh, Hà Nam là ngôi chùa đi vào ca dao tục ngữ truyền miệng với câu nói "Vắng như chùa Bà Đanh" - để lại nhiều ấn tượng về sự đìu hiu vắng vẻ.

Để mục sở thị Chùa Bà Đanh vắng vẻ như thế nào? Mời bạn theo cùng Cát Bà Express khám phá ngôi chùa này qua bài viết nhé.

Chùa Bà Đanh Hà Nam

Với diện tích 10ha, Chùa Bà Đanh tọa lạc tại thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tên thực là Chùa Bà nhưng nằm ở Thôn Đanh nên người đời thường gọi là Chùa Bà Đanh cho đến ngày nay.

Quần thể chùa gồm có hai khu

  • Chùa Bà Đanh
  • Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh, Hà Nam
Chùa Bà Đanh, Hà Nam

Chùa Bà nằm trên một ốc đảo tách biệt, cổng chùa hướng ra Sông Đáy. Để vào được chùa ta phải đi qua cầu Cấm Sơn.

Cổng chùa Bà Đanh
Cổng vào chùa

Khuôn viên chùa rộng nhiều cây xanh mát và sạch đẹp. Trong chùa chủ yếu trồng nhãn, duối, đa, sung, ngọc lan và một số cây khác.

Toàn cảnh Chùa Bà Đanh
Toàn cảnh Chùa

Xa xưa do chùa nằm biệt lập và cách xa khu dân cư nên rất ít người qua lại. Vào ngày tuần, ngày lễ người dân phải xua đuổi thú hoang trước khi vào chùa thắp hương.

Vì thế người đời mới có câu nói "Vắng như chùa Bà Đanh" để liên tưởng đến sự vắng vẻ nói chung.

Chùa Bà Đanh thờ ai?

Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc, trên điện thờ đầy đủ các vị Phật và Bồ Tát như: Thích Ca, Quán Âm,... Đây là nét tiêu biểu chung cho phái Đại Thừa.

Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.

Tại chùa thờ bà Man Nương tức Đại Thánh Pháp Vũ, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu và tên Chùa Bà cũng bắt nguồn từ đây.

Chùa Bà Đanh thời ai
Tượng pháp vũ

Lễ hội Chùa Bà Đanh Hà Nam

Lễ hội chùa Bà Đanh Hà Nam tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Nhằm tri ân đức thánh Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).

Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ.

Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa.

Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng. Mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng.

Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng.

Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày. Mùng 9-11/  20-22 hoặc 15-17 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Để tường tận chi tiết về Chùa Bà Đanh kính mời các bạn theo dõi trải nghiệm thực tế chi tiết chuyến đi của tôi.

Lễ hội Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh có gì?

Ở cổng tam quan cả ba cửa đều đóng chặt, dưới ánh nắng chiều vàng óng càng tăng thêm vẻ đìu hiu. Đi thêm mấy chục mét bên phải cũng có lỗi dẫn vào sân của chùa.

Cổng tam quan Chùa Bà Đanh
Cổng tam quan

Sự phân bổ nhà thờ của Chùa Bà Đanh như sau: Chính giữa thờ Pháp Vũ, bên tả nhà thờ Tổ, bên hữu nhà thờ Mẫu.

Đã cuối mùa thu vườn của chùa đầy trái chín. Hồng đang đỏ rực chen chúc dưới những chiếc lá vàng. Xa hơn chút nữa là những trái bưởi cũng điểm chín trên cây.

Nhà đầu tiên có ban thờ Bác Hồ, tôi quan sát thấy có khá nhiều giấy khen được treo lên tường. Đây cũng là chỗ nghỉ ngơi của ông từ.

Bàn thờ Bác Hồ tại Chùa Bà Đanh
Bàn thờ Bác Hồ

Tiếp đến là nhà Thờ Tổ, ngói mới hơn và được trang hoàng đầy đủ đồ lễ trên ban. Trước sân có hai cây vạn tuế xanh tốt.

Nhà thờ tổ Chùa Bà Đanh
Nhà thờ tổ

Ở góc sân bên phải có lối dẫn sang chùa chính. Sân chùa không rộng lắm ở trước ban Cộng Đồng là lư hương rất lớn bằng đá.

Cổng tam quan đóng chặt với hai con rồng đang chầu. Phía sau lư hương là ban Cộng Đồng, bước qua ngưỡng cửa là ban thờ hai vị hộp pháp.

Ở chính giữa là ban Tam Bảo thờ phật. Hậu cung phía sau là ban thờ Pháp Vũ đóng kín cửa, chỉ khi nào ngày tuần, lễ hội mới mở cho bà con vào dâng lễ.

Từ sân chính của chùa hướng sang bên phải là nhà thờ Mẫu, ngoài sân có ban thờ thổ địa và chiếc khánh bằng đá rất lớn.

Nhà thờ chính Chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm đi Chùa Bà Đanh

Nằm trên quốc lộ 21A, Trục đường quốc lộ nối nhiều tỉnh thành và thông với nhiều quốc lộ khác, đặc biệt nối với ql1A. Vì thế, đi Chùa Bà Đanh cũng rất đơn giản.

Đường đi Chùa Bà Đanh

Từ nối rẽ có biển chỉ hướng vào chùa, du khách phải qua cầu treo Cấm Sơn, sau đó rẽ trái là tới bãi đỗ xe của chùa.

Chúng tôi dừng xe ở một quán ven đường và vào mua vé thăm quan Chùa.

Hiện nay, để có quỹ tôn tạo và bảo trì chùa, Ban quản lý chùa đã thu vé vào Chùa Bà Đanh với giá là 30.000đ/ 1 khách thăm quan.

Xung quanh bờ sông đã được kè bờ và lát đá rất sạch đẹp. Con đường dẫn vào chùa dưới tán cây có cảm giác đi vào vườn bách thảo với rất nhiều mùi hương.

Cuối con đường có lối rẻ phải đi ra Núi Ngọc, chúng tôi rẽ trái để vào chùa. Trước cổng chùa là khoảng sân khá rộng, phía ngoài là bến nước, cây đa với cây sung cổ thụ.

Đường vào chùa Bà Đanh

Bấm xem thêm:

  1. Du lịch Chùa Tam Chúc
  2. Khách sạn Chùa Tam Chúc
  3. Xe đi Chùa Tam Chúc - Chùa Bà Đanh