Lễ hội Làng cá Cát Bà 2018
Cát Hải là huyện đảo nằm ở phía đông thành phố Hải Phòng cách trung tâm nội thành 39km theo đường chim bay. Đây vốn là huyện có tên từ thời thuộc Pháp, đơn vị hành chính trùng khớp với địa danh địa giới. Nhưng trước năm 1945, huyện Cát Hải thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1977, huyện Cát Hải được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Cát Hải và Cát Bà.
Làng Chài - Du Lịch Cát Bà
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Cư dân huyện đảo Cát Hải có nguồn gốc từ nhiều nơi đến, chủ yếu thạo nghề sông nước ở Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương… Từ trước 1978, còn có nhiều cư dân người Hoa cư trú, làm ăn sinh sống. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về Cát Hải xưa:” Dân có tục ương ngạnh, ít văn hoá, đất nhiều chua mặn, dân làm nghề đi đánh chài, đi buôn, mối lợi nhờ núi, biển…”. Từ xa xưa, cư dân Việt cổ đã từng cư trú ở đây, dấu vết để lại qua các di chỉ: Cái Bèo, Eo Bùa, Hiền Hoà…
Đặc điểm nổi bật trong văn hoá dân gian của huyện đảo trước Cách mạng tháng Tám 1945 là ngày Hội xuống nước ở các làng Chài, cùng nhiều trò chơi gắn liền với việc đánh bắt cá như: thi bơi thuyền mảng, đua thuyền thúng trên biển…
Kế thừa phát huy những tinh hoa văn hoá dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân huyện đảo cát hải, ngày nay, những trò vui chơi, thi đấu trên sóng biển ở Cát Hải thực sự là những ngày hội lớn. Ngày hội kết hợp hài hoà chương trình đặc sắc nhất trong giao lưu văn hoá, thể thao giữa huyện đảo Cát Hải với các huyện lúa ngoại thành Hải Phòng và tỉnh bạn Quảng Ninh.
Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương. Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa lịch sử đã diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà. Ngày hội lớn ấy không thể thiếu cuộc thi đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà. Bước vào ngày hội, sau phần thủ tục là lễ khai mạc diễn ra trên lễ đài trước bến tàu neo đậu giữa trung tâm. Một nửa nội dung của lễ hội Cát Bà (1/4) là các hoạt động thi đấu diễn ra trên biển, trọng tâm là cuộc đua thuyền rồng, giữa đội chủ nhà Cát Bà với các đoàn khách đến từ vùng Duyên Hải Quảng Ninh, Bắc Trung Bộ, cùng những anh em từ vùng lúa Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên.
Cuộc đua thuyền rồng trên biển mang ý tưởng chủ đạo: Thuyền rồng từ biển Cát Bà vươn khơi trong thế Rồng Bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn, thân ái với mọi miền tổ quốc. Ngoài cuộc đua thuyền Rồng diễn ra sôi nổi hào hứng từ phút ban đầu đến phút cuối để tìm ra đội vô địch nhận giải của Ban Tổ chức, vẫn có thêm các tò thi phối hợp, biểu diễn lướt ván đua thuyền thúng của cư dân miền Duyên Hải, miền Trung tham dự lễ hội. Điều đặc biệt, tại ngày hội làng cá Cát Bà, hai loại hình thi đấu kéo co và múa rồng trên biển lẽ ra chỉ diễn ra trên đất liền, thì bây giờ tại ngày hội làng Cá ở huyện đảo Cát Hải đều được đưa xuống biển thi đấu. Trước khung cảnh tấp nập tàu thuyền, sóng biển dập dờn, người tham gia thi đấu được chia làm hai bên, ai nấy đều ở trên thuyền của đội mình, người ở 2 đội thuyền dàn quân, nắm chắc dây co mà kéo về phía của đội mình. Trong các cuộc thi kéo co trên biển nhiều năm gần đây, đội chủ nhà Cát Bà thường vượt trội trước các đội bạn.
Đùa Thuyền Rồng - Du lịch Cát Bà
HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI
Nét mới nữa trong Lễ hội làng cá Cát Bà, trong cuộc đua thuyền Rồng trên biển, môn thi đấu trọng tâm của lễ hội có cuộc đua tài của các đấu thủ nữ trên cự ly dài 4000m, bên cạnh đường đua của nam giới là 6000m, trong khoảng thời gian 30 phút sôi nổi khẩn trương. Đây thật sự là những hoạt động văn hoá thể thao, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn của từng cá nhân trong một tập thể, đồng thời rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, lòng quả cảm vì màu cở sắc áo của quê hương. Lễ hội truyền thống hàng năm diễn ra tại trung tâm huyện đảo Cát Hải, nơi có Cát Bà nổi tiếng bởi khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, nằm trong hành lang du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn - Đình Vũ - Phù Long - Cát Bà. Vì thế, âm hưởng của lễ hội sẽ ngày một phát huy, bởi nghề các các tỉnh phía Bắc một trung tâm du lịch - dịch vụ của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Làng Chài - Du Lịch Cát Bà
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Cư dân huyện đảo Cát Hải có nguồn gốc từ nhiều nơi đến, chủ yếu thạo nghề sông nước ở Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương… Từ trước 1978, còn có nhiều cư dân người Hoa cư trú, làm ăn sinh sống. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về Cát Hải xưa:” Dân có tục ương ngạnh, ít văn hoá, đất nhiều chua mặn, dân làm nghề đi đánh chài, đi buôn, mối lợi nhờ núi, biển…”. Từ xa xưa, cư dân Việt cổ đã từng cư trú ở đây, dấu vết để lại qua các di chỉ: Cái Bèo, Eo Bùa, Hiền Hoà…
Đặc điểm nổi bật trong văn hoá dân gian của huyện đảo trước Cách mạng tháng Tám 1945 là ngày Hội xuống nước ở các làng Chài, cùng nhiều trò chơi gắn liền với việc đánh bắt cá như: thi bơi thuyền mảng, đua thuyền thúng trên biển…
Kế thừa phát huy những tinh hoa văn hoá dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân huyện đảo cát hải, ngày nay, những trò vui chơi, thi đấu trên sóng biển ở Cát Hải thực sự là những ngày hội lớn. Ngày hội kết hợp hài hoà chương trình đặc sắc nhất trong giao lưu văn hoá, thể thao giữa huyện đảo Cát Hải với các huyện lúa ngoại thành Hải Phòng và tỉnh bạn Quảng Ninh.
Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương. Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa lịch sử đã diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà. Ngày hội lớn ấy không thể thiếu cuộc thi đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà. Bước vào ngày hội, sau phần thủ tục là lễ khai mạc diễn ra trên lễ đài trước bến tàu neo đậu giữa trung tâm. Một nửa nội dung của lễ hội Cát Bà (1/4) là các hoạt động thi đấu diễn ra trên biển, trọng tâm là cuộc đua thuyền rồng, giữa đội chủ nhà Cát Bà với các đoàn khách đến từ vùng Duyên Hải Quảng Ninh, Bắc Trung Bộ, cùng những anh em từ vùng lúa Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên.
Cuộc đua thuyền rồng trên biển mang ý tưởng chủ đạo: Thuyền rồng từ biển Cát Bà vươn khơi trong thế Rồng Bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn, thân ái với mọi miền tổ quốc. Ngoài cuộc đua thuyền Rồng diễn ra sôi nổi hào hứng từ phút ban đầu đến phút cuối để tìm ra đội vô địch nhận giải của Ban Tổ chức, vẫn có thêm các tò thi phối hợp, biểu diễn lướt ván đua thuyền thúng của cư dân miền Duyên Hải, miền Trung tham dự lễ hội. Điều đặc biệt, tại ngày hội làng cá Cát Bà, hai loại hình thi đấu kéo co và múa rồng trên biển lẽ ra chỉ diễn ra trên đất liền, thì bây giờ tại ngày hội làng Cá ở huyện đảo Cát Hải đều được đưa xuống biển thi đấu. Trước khung cảnh tấp nập tàu thuyền, sóng biển dập dờn, người tham gia thi đấu được chia làm hai bên, ai nấy đều ở trên thuyền của đội mình, người ở 2 đội thuyền dàn quân, nắm chắc dây co mà kéo về phía của đội mình. Trong các cuộc thi kéo co trên biển nhiều năm gần đây, đội chủ nhà Cát Bà thường vượt trội trước các đội bạn.
Đùa Thuyền Rồng - Du lịch Cát Bà
HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI
Nét mới nữa trong Lễ hội làng cá Cát Bà, trong cuộc đua thuyền Rồng trên biển, môn thi đấu trọng tâm của lễ hội có cuộc đua tài của các đấu thủ nữ trên cự ly dài 4000m, bên cạnh đường đua của nam giới là 6000m, trong khoảng thời gian 30 phút sôi nổi khẩn trương. Đây thật sự là những hoạt động văn hoá thể thao, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn của từng cá nhân trong một tập thể, đồng thời rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, lòng quả cảm vì màu cở sắc áo của quê hương. Lễ hội truyền thống hàng năm diễn ra tại trung tâm huyện đảo Cát Hải, nơi có Cát Bà nổi tiếng bởi khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, nằm trong hành lang du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn - Đình Vũ - Phù Long - Cát Bà. Vì thế, âm hưởng của lễ hội sẽ ngày một phát huy, bởi nghề các các tỉnh phía Bắc một trung tâm du lịch - dịch vụ của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.