Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc

Tổng hợp những kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc bằng xe máy, ô tô, xe khách, xe buýt, xe riêng và đi tour trọn gói từ những tỉnh thành miền Bắc.

Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc

Tổng hợp những cung đường đi Chùa Tam Chúc nhanh nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí từ một số tỉnh thành Miền Bắc.

Lưu ý: Nếu bạn đi xe riêng thì có thể gửi xe tại bãi giử xe của Chùa. Giá vé như sau:

  • Xe máy: 5.000đ
  • Ô tô: 10.000đ

Bấm xem thêm

  1. Tour du lịch Tam Chúc 1 ngày từ Hà Nội
  2. Giá vé chùa Tam Chúc
tour chùa tam chúc 1 ngày

Đi Chùa Tam Chúc từ Hà Nội

Từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc thuận tiện nhất là đặt xe buýt Hà Nội - Chùa Tam Chúc của Cát Bà Express. Xe sẽ đón tại trung tâm Hà Nội và trả tại Chùa Tam Chúc.

Bấm xem thêm → Xe buýt Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Giá 150.000đ/ 1 người/ 1 chiều và 300.000đ/ 1 người/ 2 chiều.

Hoặc bạn có thể thuê xe riêng có người lái và nếu không không muốn phải lo lắng điều gì thì nên đặt tour trọn gói Chùa Tam Chúc 1 ngày với giá chỉ 590.000đ.

Phương án này là phương án thuận tiện nhất và cũng có thể là phương án an toàn, rẻ nhất cho du khách.

Bấm xem thêm → Bảng giá thuê xe đi Chùa Tam Chúc

Phương án 2 là đi xe buýt 206 xuất phát từ bến Giáp Bát – Phủ Lý(vé xe khoảng 35k/ lượt/ người).

Phương án thứ 3 là đi xe khách Hà Nội - Hà Nam tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Yên Nghĩa với giá khoảng 50.000đ/ người/ lượt.

Cả 2 phương án trên đều chỉ đưa bạn tới thị xã Phủ Lý, để đến Chùa Tam Chúc bạn phải thuê thêm xe ôm hoặc taxi, giá cả thỏa thuận với chủ xe.

Khoảng cách từ thị xã Phủ Lý vào Chùa khoảng 19km, Chắc mất khoảng 150.000đ đến 190.000đ tiền xe.

Phương án thứ 4 là thuê xe tự lái hoặc đi xe riêng từ Hà Nội:

Bạn có thể chọn một trong 2 đường chính để đi là: Quốc Lộ 1A hoặc Cao Tốc Pháp Vân Cầu Rẽ + Cao Tốc Hà Nội Nình Bình.

Nếu bạn đi đường Cao Tốc thì đến nút giao Đại Xuyên bạn rẽ phải để đi vào đường Quốc Lộ 1A.

Tiếp đó, từ đường 1A bạn rẽ phải vào QL38 và rẽ trái vào DT771, đi tiếp đến đường DT977, sau đó rẽ phải vào QL21A, khi bạn thấy biển hiệu Chùa Tam Chúc thì bạn rẽ phải vào là đến nơi.

Khoảng cách từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc khoảng là 64km và đi mất khoảng 2 tiếng, chưa tính thời gian nghỉ chân trên đường đi.

Đường từ Hà Nội đi chùa Tam Chúc

Đi Chùa Tam Chúc bằng xe máy: Từ Hà Nội, Bạn chạy dọc theo quốc lộ 1A qua cầu Giẽ. Tiếp tục chạy thẳng là đến Hà Nam. Hoặc chạy quốc lộ 21B từ Ba La – Hà Đông.

Bảng giá phí đường bộ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Giá áp dụng cho các loại xe từ Hà Nội đến Liêm Tuyền

Loại xePhí tuyến Cầu Giẽ(Hà Nội) - Hà Nam/ xe/ lượt
Xe dưới 12 chỗ ngồi45.000đ
Xe từ 12 - 30 chỗ60.000đ
Từ 31 nghế trở lên75.000đ
Bảng phí đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình

Đi Chùa Tam Chúc từ Hải Phòng

Từ Hải Phòng có rất nhiều nhà xe chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nam như: Thanh Long, Đồng Tâm, Đại Dương, Kết Đoàn và xuất phát từ bến xe Cầu Rào.

Giá xe khách Hải Phòng - Hà Nam giao động từ 50.000đ - 80.000đ/ người/ lượt.

Số điện thoại các nhà xe:

  • Thanh Long: 02253858264
  • Đồng Tâm: 0942122343
  • Đại Dương: 02253847981
  • Kết Đoàn: 0777089567

Nếu bạn đi xe riêng thì bạn có thể đi theo cung đường QL10 đến Thái Hà tại Hưng Hà, Tiếp theo đến Liêm Tuyền, đi theo ĐT494 đến Lê Chân/Đường Phủ Lý, rồi đi theo ĐT 494B đến QL21A tại Thi Sơn, rẽ trái tại Babymart Thi Sơn vào QL21A cho đến khi thấy biển Chùa Tam Chúc thì rẽ vào là đến nơi. Cung đường này dài 122km và đi mất khoảng 3 tiếng.

Hoặc bạn cũng có thể đi đường cao tốc 5B, sau đó rẽ vào nút Yên Mỹ, đi đường này thì xa hơn, phí cầu đường cao hơn nhưng nhanh hơn vì đa phần đi cao tốc.

Để có chuyến đi Tam Chúc suôn sẻ nhất thì mình nghĩ bạn nên thuê xe có người lái hoặc đặt tour 1 ngày từ Hải Phòng.

Bảng giá phí QL10(Hải Phòng - Thái Bình).

Từ 1/1/2019 QL10 đoạn Hải Phòng - Thái Bình bắt đầu cho thu phí với mức phí như sau:

Loại xePhí tuyến cao tốc Thái Hà (Thái Bình - Hà Nam)/ xe/ lượt
Xe dưới 12 chỗ ngồi50.000đ
Xe từ 12 - 30 chỗ75.000đ
Từ 31 nghế trở lên120.000đ

Bảng giá phí đường bộ cao tốc Thái Hà(Thái Bình - Hà Nam).

Giá áp dụng cho các loại xe từ Thái Bình đến Hà Nam

Loại xePhí tuyến cao tốc Thái Hà (Thái Bình - Hà Nam)/ xe/ lượt
Xe dưới 12 chỗ ngồi35.000đ
Xe từ 12 - 30 chỗ50.000đ
Từ 31 nghế trở lên75.000đ

Bấm xem thêm → Tour du lịch Tam Chúc 1 ngày từ Hải Phòng

Đường từ Hải Phòng đi Chùa Tam Chúc

Đi Tam Chúc từ Thái Bình, Nam Định

Hiện tại thì mình vẫn chưa tìm thấy nhà xe khách nào chạy tuyến Thái Bình, Nam Định đến Hà Nam.

Vì thế, phướng án đi xe riêng, thuê xe có người lái hoặc đi tour Tam Chúc 1 Ngày là lựa chọn tốt nhất.

Bạn đi theo đường 10 đến Tx Phủ Lý (Hà Nam), tiếp theo bạn đi vào đường 21B rồi đến đường 21A đến khi thấy biển khu du lịch Chùa Tam Chúc thì rẽ vào là đến nơi.

Đường từ Thái Bình, Nam Định đi Chùa Tam Chúc

Đi Tam Chúc từ Thanh Hóa

Hiện tại có nhà xe Mận Thịnh đi từ Thanh Hóa đến Phủ Lý, Hà Nam nhưng khung giờ khởi hành khá là sớm nên lựa chọn này không khả thi cho lắm.

Đường từ Thanh Hóa đi Chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc

Tổng hợp những kinh nghiệm du lịch, ăn uống, những điều cần lưu ý khi hành hương lễ phật, những nhà hàng tốt nhất tại khu danh thắng Tam Chúc.

Những điều cần lưu ý

Nên mặc quần áo thoải mái để dễ di chuyển nhưng cần lịch sự và kín đáo, không nên thắp quá nhiều hương khi vào các điện, cũng như không xả rác bừa bãi.

Vào mùa lễ hội chùa Tam Chúc rất đông, nên việc mua vé xe điện, vé thuyền phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, vì vậy mọi người nên ở lại khu tập trung và cử 1 người đi mua vé.

Các bạn nên hẹn nhau một điểm chờ cố định trước Cổng Tam Quan tránh lạc mất nhau.

Khi vào chùa nên làm lễ trình tại Cổng Tam Quan chính giữa là tượng Phật nằm, hai bên là tượng Hộ Pháp.

Hướng đi lên cánh tả (bên phải), hướng đi xuống cánh hưu (bên trái).

Khi vào lễ Phật cần lưu ý
  1. Cửa chính giữa dành cho các quan.
  2. Người phàm đi vào cửa cạnh bên phải, đi ra cửa bên trái.
  3. Chỉ thắp một nén hương ở đỉnh ngoài sân.
  4. Chỉ nên thả tiền vào hòm công đức hoặc tại bàn ghi công đức, không đặt tiền lên ban thờ.
  5. Chuẩn bị lễ chay, ngọt, hương, trái cây thật đơn giản.
  6. Chùa là chốn thanh tịnh, không nên nói to hay làm mất trật tự.
  7. Ăn mặc lịch sự, kín đáo.
Bấm xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc