Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn

Khu du lịch Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn nằm trong vành đai tâm linh nối liền Chùa Hương – Chùa Tam Chúc – Chùa Bái Đính.

Đền Trúc lịch sử hình thành

Tóm tắt tiểu sử Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) tên thật là Ngô Tuấn, một vi tướng tài kiệt xuất thời Nhà Lý. Ông cũng là một nhà chính trị trải qua 3 đời vua Lý Thái TôngLý Thánh TôngLý Nhân Tông.

Tượng Lý Thường Kiệt

Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069). Đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076).

Ông đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

Đặc biệt trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

Chinh phạt Chiêm Thành

Tương truyền vào năm 1069, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt trên đường chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn.

Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ của đoàn quân lên đỉnh núi Cấm.

Thấy điều lạ, ông bèn cho thuyền dừng lại, cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất, cầu cho đại thắng.

Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ngài đánh giặc.

Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (hay Cuốn Sơn). Lần ra quân ấy, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy đại quân thắng lớn.

Chiến thắng và xây đền

Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt đã cùng quân sĩ lên đây làm lễ tạ ơn. Ông mở tiệc khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng cùng mừng chiến thắng.

Ông xin vua phong bà hàng nước là Mẫu hậu, cô con gái là Công chúa và sửa sang lại đền thờ.

Lý Thường Kiệt mời dân làng xuống cùng tham dự cuộc vui với quân sĩ. Ông tuyển chọn thiếu nữ ca múa, trai tráng đua thuyền, trò múa hát này có tên là hát dậm.

Hat dam Đền Trúc

Lý Thường Kiệt dạy dân trồng dâu tằm, dệt vải. Để tưởng nhớ công ơn của Ông, nhân dân đã lập đền thờ dưới chân Núi Cấm.

Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội, tổ chức hát dậm để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

Di tích đền Trúc có 32 sắc phong của các triều đại phong kiến

Đền Trúc và Ngũ Động Thi Sơn

Đền Trúc

Nằm trong rừng trúc cổ từ thời Nhà Lý và được xây dựng trong khoảng năm 1069 khi Lý Thường Kiệt chinh phạt Chiêm Thành đại thắng trở về.

Đền Trúc, Hà Nam

Đền Trúc nằm bên bờ Sông Đáy  chảy hiền hòa bao quanh Núi Cấm. Giá vé vào tham quan khu du lịch gồm Đền, Động và núi là 30,000đ/1 người.

Vé vào đền trúc - ngũ động thi sơn

Vé vào cửa 30,000đ khu du lịch Đền Trúc

Nhìn từ cổng vào khá là đơn sơ, nhưng khi bước chân trên con đường thẳng tắp dưới hàng trúc xanh mướt. Bạn sẽ cảm thấy nó thân thương, hiền hòa như tiên cảnh.

Cổng Đền Trúc, Hà Nam

Cổng Đền Trúc

Rừng trúc tại Đền Trúc

Rừng trúc cổ che bóng con đường vào Đền Trúc

Bạn sẽ đi vào cửa ngách của đền tuy nhiên hãy chú ý đi ra mặt Sông Đáy cửa chính mới là ở đó.

Chính giữa là mặt trời, 2 con vơi đang vươn mình ở hai bên. Vào đền có cưa tả và cửa hữu đều nhìn ra sông, mặt trong là bạch mã và xích mã oai phong.

Hình voi phục trước cổng Đền Trúc

Tượng voi mặt trước Đền Trúc hướng ra Sông Đáy

Giữa sân là hai cây sanh cổ thụ che bóng mát. Sân Đền được lát bằng gạch bát đỏ. Mới bước vào sân đã nghe thấy tiếng gọi trầm ấm của Cụ Từ.

Cổng vào đền Trúc

Cổng vào sân Đền Trúc bên tả hướng vào từ Sông Đáy

Toàn cảnh Đền Trúc trầm mặc rêu phong dưới bóng cây. Chính gian thờ Lý Thường Kiệt, phía hậu cung thờ Mẫu hậu và Công chúa.

Bàn thờ Lý Thường Kiệt

Ban Thờ Lý Thường Kiệt ở chính điện

Phía sau điện thời là đôi Cụ Rồng chầu ở giữa có bể nước bằng đá nguyên khối đã gần 1000 năm tuổi.

Đền Trúc rất linh thiêng chính vì vậy các bạn tới tham quan đền nên thành tâm và chắc chắn sẽ được linh ứng.

Tượng rồng cổ ở đền Trúc

Cụ Rồng 1000 năm tuổi từ thời Nhà Lý

Ngũ Động Thi Sơn

Bước ra hỏi cổng đền, tôi rẽ trái đi chừng gần 200 mét nữa tới Ngũ Động. Ở đây có hai cửa vào và một cửa ra phía bên kia chân núi.

Cổng vào ngũ Động Thi Sơn

Cửa vào Ngũ Động Thi Sơn nhìn từ trên xuống

Ngũ động gồm có 5 động thông với nhau. Với kiến tạo địa chất của núi đá vôi hàng triệu năm tạo nên những hình thù tượng hình rất đặc sắc.

Ngũ Động Thi Sơn Hà Nam

Nhũ đá trong Ngũ Động Thi Sơn

Ở Động thứ nhất là ban thờ, hai bên có kỳ lân và đại bàng đang chầu. Qua một cánh cửa sắt con đường dẫn sang động thứ 2, 3 nhỏ hơn và cũng hơi khó đi.

Ngũ Động Thi Sơn Hà Nam

Ngũ Động Thi Sơn, động đẹp nhất ở Hà Nam

Động thứ 4 là nơi rộng nhất, ở đây có thể chứa được hàng nghìn người. Ở điểm cao nhất là ban thờ Phật Di Đà huyền bí.

Phật Adida Ngũ Động

Ban thờ Phật Di Đà ở động số 4 đẹp và uy nghi

Tiếp theo là động số 5 và cửa ra đã bị khóa.

Đánh giá chung

Với góc nhìn và trí tưởng tượng ta sẽ thấy vô số kiệt tác của tự nhiên như: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa…

Màu sắc, độ xốp, da nhũ… cũng khác nhau. Có nhũ ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh đuốc rọi vào bỗng rực lên như châu ngọc.

Có nhũ mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ, mà thật đặc biệt, khi đánh lên, âm vang như thật.

Thời Kháng chiến chống Pháp, Ngũ Động Sơn được dùng làm nơi để bộ đội đóng quân và cất giữ vũ khí, quân dụng.