Tour Yên Tử Chùa Ba Vàng

Giá từ: 680,000 480,000 VND/Khách Lich trình: 1 NgàyKhởi hành từ: 5:00 sángLưu trú: Ô tô 16, 29, 35, 45 chỗ.
Lich trình: Tour ghép hàng ngày
Ngày khởi hành:

Gọi Tư Vấn Viên

Chi tiết tour Yên Tử - Chùa Ba Vàng 1 ngày

Điểm nổi bật:
- Xe vận chuyển đời mới suốt hành trình
- Lái xe du lịch phục vụ khách tây, ta nhẹ nhàng
- Hướng dẫn viên chuyên tuyến lễ hội.
- Ăn trưa một bữa
- Vé thắng cảnh tham quan.
- Bảo hiểm du lịch.

Chùa Đồng Yên Tử

Chương trình cho đoàn riêng đi về trong ngày.
05h00: Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, bắt đầu hành trình Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 01 ngày. Trên đường đi, Qúy khách dừng chân nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại Hải Dương.
09h00: Đến chùa Ba Vàng, Quý khách tham quan làm lễ tại Đại hùng bảo điện (4.500 m2). Lầu Chuông (112 m2), Lầu Trống (112 m2), Hành lang La Hán(200 m2), Nhà bảo tàng(700 m2), Thư viện (700 m2), Thiền đường (960 m2) Cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội.
12h00: Sau khi tham qua thắp hương tại chùa Ba Vàng, quý khách lên xe đi Yên Tử, ăn trưa tại nhà hàng.
13h00: HDV sẽ đưa quý khách đi cáp treo lên tham quan Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m.
14h30: Qúy khách tiếp tục cuộc hành trình du lịch Yên Tử bằng cáp treo lên Chùa Đồng, với điểm dừng chân tiếp theo là Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nơi đặt pho tượng Phật Hoàng bằng đồng nặng 138 tấn được khánh thành vào ngày 3/12/2013. Quý khách dâng hương trước tượng Phật Hoàng và nghỉ ngơi thư giãn tại quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Quý khách tiếp tục lên Chùa Đồng, còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trúc. Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, với độ cao 1068m. Vào Năm 2007, chùa Đồng đã được xác lập kỷ lục là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
15h30: Sau khi dâng hương qúy khách quay trở về. Trên đường xuống núi, quý khách có thể ghé thăm, thắp hương ở Chùa Một Mái - là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất khu Yên Tử (cùng với chùa Đồng), ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử hoặc quý khách có thể tham quan suối Giải Oan – nơi mà các cung tần mỹ nữ xưa kia đã  trẫm mình để bày tỏ lòng trung với nhà vua khi người về Yên Tử tu hành (nếu còn thời gian).
16h30: Xe và HDV đón quý khách trở về Hà Nội. Trên đường về, quý khách dừng chân nghỉ ngơi, mua đặc sản bánh gai, bánh đậu xanh của Hải Dương làm quà cho bạn bè, người thân.
19h30: Qúy khách về tới Hà Nội, tạm biệt đoàn, kết thúc tour du xuân Yên Tử - chùa Ba Vàng 01 ngày.

Tour gồm: Xe 16, 29, 35 chỗ đưa đón suốt hành trình, hướng dẫn viên, nước, khăn lạnh, bánh ngọt, bảo hiểm, ăn 01 bữa: 120,000/1 suất ăn. Vé thắng cảnh 25,000đ, vé xe điện 30,000đ.
Tour không gồm: Lễ lạp, chi phí cá nhân, mua sắm, vé cáp treo khứ hồi: 550,000/1 khách.
Xin lưu ý: Do vé cáp treo giá khá cao, chi làm 3 chặng chính vì vậy chúng tôi sẽ để quý khách chủ động khi có yêu cầu hướng dẫn sẽ mua giúp và hướng dẫn quý khách đi cáp.
 
Quý khách nên biết khi đi Yên Tử:

Dưới đây là bảng giá vé cáp treo cập nhật 2018 để quý khách tiện lựa chọn
1. Một chặng mỗi tuyến: 150.000 vnđ
2. Khứ hồi 1 tuyến: 250.000 vnđ
3. Khứ hồi 2 tuyến: 300.000 vnđ
4. Tổng vé: 550,000vnđ

Đối tượng được miễn vé
• Tăng ni
• Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
• Thương binh (có thẻ thương binh)
• Trẻ em cao dưới 1,2m

Tham quan Yên Tử

Gới thiệu tổng quan về Yên Tử, lễ hội Yên Tử, các chùa chiền, điểm dừng chân, thông tin về cáp treo, xe điện và nhiều thông tin khác rất bổ ích mà du khách nên tìm hiều trước khi đi.

Cáp treo Yên Tử

 
Trong chương trình chưa bao gồm giá cáp treo, hẳn nhiên là nhiều quý khách thắc mắc về điều này. Nhằm phục vụ đa dạng khách hàng, công ty không đưa giá vé cáp treo vào chương trình. Việc lựa chọn đi bộ hoặc đi cáp treo phụ thuộc vào quý khách. Nếu quý khách muốn đi cáp treo, có thể thông báo với công ty ngay khi đặt tour, hoặc báo với HDV trên xe ngay khi đi tour, công ty sẽ mua vé dùm quý khách.

Hệ thống cáp treo gồm hai tuyến chính:

Tuyến cáp treo Hoàng Long : đi từ thung lũng Giải Oan nơi chân núi Yên Tử lên điểm phía Tây chùa Hoa Yên. Độ dài tuyến cáp 1.204m, 35 ca-bin, tốc độ tối đa 6m/giây, công suất vận chuyển 2.400 khách/giờ. Tuyến cáp được xây dựng vào năm 2001 và được nâng cấp năm 2009.
 
Tuyến Bạch Long : đi từ điểm phía Đông chùa Một Mái đến gần khu tượng An Kỳ Sinh. Độ dài tuyến cáp 879m, 38 ca-bin, tốc độ tối đa 5m/giây, công suất vận chuyển 1.800 khách/giờ. Tuyến cáp được xây dựng năm 2007.

Hệ thống Cáp treo Yên Tử do Hãng POMA (Pháp) sản xuất, đạt Tiêu chuẩn An toàn Hàng không Châu Âu với nét độc đáo hài hòa kiến trúc truyền thống và kỹ thuật hiện đại giữa thiên nhiên hùng vĩ, trong không gian thiêng, giúp du khách tiết kiệm thời gian, tận hưởng cảm giác phiêu bồng trên không trung, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và biến ảo

Lễ Hội Yên Tử

 
Lễ hội Yên Tử: Chính thức khai mạc vào ngày mùng 10 tháng Giêng tại Lễ trường Giải Oan với nhiều hoạt động: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, lễ khai ấn "Dấu Thiêng Yên Tử", những màn diễn xướng tái hiện lại sự tích lịch sử, huyền thoại về Tam Tổ Trúc Lâm, múa rồng lân, võ thuật cổ truyền và các trò chơi dân gian khác.
 
Lễ hội Xuân Yên Tử diễn ra suốt ba tháng mùa Xuân, từ sau Tết Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam đến hết tháng Ba âm lịch, đã trở thành truyền thống, mang tầm vóc lễ hội cấp quốc gia, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dự hội mỗi năm.
Những ngày lễ chính tổ chức tại các cơ sở tự viện:
 
- Ngày 23 tháng Giêng âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang
- Ngày 18 tháng Hai âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên
- Ngày 03 tháng Ba âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa
- Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản
- Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại Lễ Vu Lan
- Ngày 01 tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
 
Ngoài các ngày trên, vào các ngày mùng Một đầu tháng, ngày Rằm; vào thời khắc Giao thừa năm cũ sang năm mới (theo âm lịch), Tăng Ni, Phật tử và nhiều du khách thập phương tổ chức cúng lễ tại các tự viện ở Yên Tử.

CHÙA ĐỒNG.

Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử là ngôi chùa bằng đồng có một không hai trên đất nước Việt Nam và ngay cả các nước thuộc Châu Á cũng chưa có ngôi chùa bằng đồng nào lớn như vậy.
Chùa Đồng vốn có lịch sử lâu đời, chùa được xây dựng vào thời vua Lê chúa Trịnh cách đây gần 250 năm, lúc đầu có tên là Thiên Trúc Tự nhưng dân gian vẫn cứ gọi là chùa Đồng vì tất cả những gì thuộc về ngôi chùa đều bằng đồng, kể cả pho tượng Phật Quan Thế Âm. Về sau, chùa này đã bị gió bão cuốn bay mất không tìm thấy.
Ngôi chùa Đồng hiện nay tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi vòng cung Đông Triều (cao 1.068m). Chùa có trọng lượng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và cao 3,35m mang vóc dáng của một đài sen nở. Đây là một công trình chùa độc đáo nhất Châu Á được khánh thành ngày 30 tháng 1 năm 2007. Chùa được cấu trúc hình chữ đinh, được xây dựng trên một diện tích gần 20m2. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự đài sen và ba pho tượng của Tam Tổ Trúc Lâm.
 
Với độ cao cũng như mức độ to lớn của công trình, việc xây dựng chùa đồng vốn mất rất nhiều công sức, những công việc chỉ sức người chứ ko thể làm bằng máy móc được. Ngôi chùa được hoàn thành tốt đẹp mà ko có tai nạn đáng tiếc nào sảy ra, như được bàn tay nhiệm mầu của Đức Phật từ bi cứu giúp.
Theo thượng tọa Thích Thanh Quyết thì Chùa Đồng không chỉ có giá trị là chất liệu bằng đồng mà ”đồng” ở đây còn có nghĩa là đồng lòng, đồng tâm hiệp lực, đồng nhất, đồng bộ… Điều đó có nghĩa "đoàn kết xây dựng” là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam...

TƯỢNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG.

Điểm mới trong tour Yên Tử năm nay có lẽ chính là  tượng Đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngày 03/12/2013 Tại khu vực tượng đài An Kỳ Sinh với sự có mặt của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng 5 vạn đồng bảo, Tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông chính thức được khánh thành, tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được hoàn thành sau khoảng tám năm chuẩn bị và thi công, Tượng đặt tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh, trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Tượng nặng 138 tấn, chiều cao 12m, được đúc bằng đồng nguyên khối theo phương pháp thủ công của các làng nghề Bắc Ninh, Nam Định

CÁC ĐIỂM THAM QUAN KHÁC

Chùa Trình (Đền Trình): Nằm ngay trên quốc lộ 18, chùa Trình là điểm tham quan đầu tiên của cụm chùa Yên Tử, đây là nơi quý khách trình với đức Phật về chuyến hành hương của mình.
Chùa Hoa Yên: Vốn là 1 ngôi chùa lớn của Yên Tử nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Đây cũng là điểm tiếp nối giữa 2 tuyến cáp treo Yên Tử.
Chùa Vân Tiêu: là ngôi chùa nằm ở độ cao 700m  lẩn khuất trong mây bên triền núi.
Các chùa khác: Trên đường đi quý khách còn được chiêm bái các ngôi chùa như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Đây là thiền viện lớn nhất Việt Nam, được xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh.

Tham quan Chùa Ba Vàng

Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống. 
 
Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 - 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.
 
Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.
 
Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. 
 
Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.
Giá tour: 680,000 480,000 VND/Khách
Lưu trú: Ô tô 16, 29, 35, 45 chỗ.
Thành tâm hướng Phật là đạo nghĩa bao đời nay của người dân Việt Nam. Yên Tử khai hội vào ngày 10 tháng giêng hàng năm và đón hàng triệu...
Chi tiết
Giá tour: Liên Hệ
Lưu trú:
Tour chùa Hương 1 ngày từ Hà Nội là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất...
Chi tiết
Giá tour: 2,890,000 VND/Khách
Lưu trú: Xe 45 chỗ
Du lịch Cát Bà 3 ngày 2 đêm từ Thái Bình đang là xu thế của năm 2019. Tour du lịch Cát Bà 3 ngày 2 đêm khởi hành từ Thái Bình theo trục...
Chi tiết
Giá tour: 750,000 600,000 VND/Khách
Lưu trú: Ô tô 16, 29, 35, 45 chỗ
Tour du lịch Chùa Tam Chúc 1 ngày cùng Lan Ha Xanh Travel, hướng đến thắng cảnh tâm linh mang tầm cỡ quốc gia, thăm quan các điểm đến Chùa Tam Chúc, Địa Tạng Phi Lai...
Chi tiết